logo

Indonesia đầu tư mạnh xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời

Chính quyền trung ương và các địa phương của Indonesia đã dành 1.000 tỷ rupiah (103 triệu USD) cho việc xây dựng các nhà máy điện năng lượng Mặt trời năm nay.

Vụ trưởng Năng lượng tái tạo và Bảo tồn năng lượng, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Alihudin Sitompul cho biết chính phủ nước này đã đặt mục tiêu xây lắp 36 trạm phát điện năng lượng Mặt trời mới trong năm 2013, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa và khu vực biên giới, nâng tổng số cơ sở sản xuất điện năng từ 117 (năm 2012), lên 153 (năm 2013).

Phát biểu bên lề một cuộc Hội thảo về năng lượng tái tạo tại Jakarta, ông Alihudin Sitompul nói rằng, tuy việc phát triển các trạm phát điện năng lượng Mặt trời thường gặp khó khăn lớn hơn về mặt kỹ thuật, tài chính và có một số hạn chế khác so với các dạng nguồn năng lương khác, song Chính phủ Indonesia vẫn quyết tâm đề ra và hoàn thành mục tiêu nói trên.

Ngoài vấn đề tài chính, sự tham gia của các đối tác nước ngoài còn giúp khắc phục các nhược điểm lâu nay của các dự án trong nước là tiến độ triển khai chậm, hiệu quả lắp đặt không cao và chí phí cao.

Ông Alihudin Sitompul cho biết thêm, chính quyền trung ương và các địa phương của Indonesia đã dành 1.000 tỷ rupiah (103 triệu USD) cho việc xây dựng các nhà máy điện năng lượng Mặt trời năm nay, tăng từ so với mức tương ứng 700 tỷ rupiah năm ngoái.

nang-luong-mat-troi-indonesia

Indonesia đã dành 1.000 tỷ rupiah (103 triệu USD) cho việc xây dựng các nhà máy điện năng lượng Mặt trời năm nay.

Hồi đầu tháng 3/2013, Chủ tịch Cơ quan đặc trách Chính phủ Indonesia quản lý hoạt động trong lĩnh vực dầu khí SKKMigas, cựu Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Khoáng sản nước này, ông Rubi Rubiandini cho biết: Việc khai thác, phát huy tiềm năng năng lượng tái tạo để cắt giảm tiêu thụ và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch đang là một thách thức lớn đối với quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này.

Ông Rubiandini thừa nhận rằng, mặc dù là đất nước quần đảo, nằm trải dài và rộng trên một vùng biển lớn, giàu tiềm năng năng lượng Mặt trời, gió, sóng biển, địa nhiệt, sinh khối, thủy điện, và nền kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh trên 6% trong những năm qua, song tỷ trọng năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm 5% trong tổng sản lượng điện năng của Indonesia.

Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu vốn đầu tư, chi phí cao trong sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đủ để có thể hỗ trợ phát triển các nguồn lực cho việc khai thác, phát huy tiềm năng năng lượng tái tạo và giảm giá thành sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, cùng với những khó khăn về mặt địa lý trong việc kết nối giữa sản xuất với các trung tâm thị trường tiêu thụ đối với một đảo quốc gồm trên 17.000 hòn đảo.

Theo TTXVN


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: